Chính trị Nepal

Pushpa Kamal Dahal thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Maoist-Trung dung) là thủ tướng trong giai đoạn 2008-2009 và 2016-2017.

Nepal trải qua biến đổi chính trị nhanh chóng trong những thập niên gần đây. Nepal từng là một quốc gia quân chủ do quốc vương nắm quyền hành pháp, đến năm 1990 do áp lực từ phong trào cộng sản chống chế độ quân chủ chuyên chế, Quốc vương Birendra chấp thuận cải cách chính phủ quy mô lớn và tạo ra một chế độ quân chủ lập hiến. Các chính phủ tại Nepal có xu hướng không ổn định cao độ, bị hạ bệ thông qua sụp đổ nội bộ hoặc quốc vương giải tán nghị viện theo khuyến nghị của thủ tướng; không chính phủ nào tồn tại quá hai năm kể từ năm 1991. Tháng 12 năm 2007, nghị viện lâm thời thông qua một dự luật đưa Nepal thành một nước cộng hoà liên bang, nguyên thủ quốc gia là tổng thống. Bầu cử hội đồng lập hiến được tổ chức vào ngày 10 tháng 4 năm 2008, kết quả là đảng Maoist (tư tưởng Mao Trạch Đông) dành nhiều ghế nhất.[39] Nghị viện mới phê chuẩn dự luật năm 2007 trong phiên họp đầu tiên, và Quốc vương Gyanendra phải rời khỏi vương cung tại Kathmandu vào ngày 11 tháng 6.[40]

Đảng Cộng sản Thống nhất Nepal (Maoist) khi đó lập ra một chính phủ liên minh,[26] thủ tướng là Pushpa Kamal Dahal. Tuy nhiên, căng thẳng chính trị và tranh giành quyền lực tiếp tục tại Nepal. Trong tháng 5 năm 2009, chính phủ do phe Maoist lãnh đạo bị hạ bệ và một chính phủ liên minh khác được thành lập song không có phe Maoist.[41] Madhav Kumar Nepal thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Marxist–Leninist Thống nhất) trở thành thủ tướng của chính phủ liên minh.[42] Đến tháng 2 năm 2011, chính phủ của Madhav Kumar bị hạ bệ, và Jhala Nath Khanal cũng thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Marxist–Leninist Thống nhất) trở thành thủ tướng.[43] Đến tháng 8 năm 2011, chính phủ của Jhala Nath Khanal bị hạ bệ và Baburam Bhattarai cũng thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Maoist) trở thành thủ tướng.[44] Các chính đảng không thể soạn thảo một hiến pháp trong thời gian quy định,[45] dẫn đến giải tán hội đồng lập hiến và mở đường cho cuộc bầu cử mới, Chánh án Khil Raj Regmi trở thành chủ tịch của chính phủ lâm thời. Dưới quyền Regmi, Nepal tổ chức bầu cử hoà bình để chọn hội đồng lập pháp, các thế lực lớn trong hội đồng lập pháp khoá trước là phe Maoist và Madhesi đạt kết quả kém.[46][47]

Trong tháng 2 năm 2014, sau nhất trí giữa hai chính đảng lớn nhất trong hội đồng lập hiến, Sushil Koirala tuyên thệ nhậm chức thủ tướng của Nepal.[48][49] Ngày 20 tháng 9 năm 2015, hiến pháp mới được công bố, hội đồng lập pháp chuyển thành một nghị viện, Nepal thực tiễn trở thành một nước cộng hoà dân chủ liên bang gồm bảy bang chưa có tên. Tháng 10 năm 2015, Bidhya Devi Bhandari trở thành nữ tổng thống đầu tiên của Nepal.[27] Khadga Prasad Oli thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Maoist-Trung dung) trở thành thủ tướng vào tháng 10 năm 2015.[50] Pushpa Kamal Dahal thuộc Đảng Cộng sản Nepal (Maoist-Trung dung) trở thành thủ tướng vào tháng 8 năm 2016.[51] Sher Bahadur Deuba thuộc Đảng Đại hội Nepal lần thứ tư trở thành thủ tướng vào tháng 6 năm 2017.[52] Khadga Prasad Oli tái nhậm chức thủ tướng vào tháng 2 năm 2018[53]

Nepal nằm trong số ít quốc gia tại châu Á bãi bỏ hình phạt tử hình.[54] Năm 2008, Toà án tối cao của Nepal ra phán quyết cấp quyền đầy đủ cho các cá nhân LGBT, bao gồm quyền kết hôn[55] và toà án tối cao vào năm 2007 cho phép đăng ký quyền công dân với giới tính thứ ba.[56] Tuy nhiên, chính phủ chưa ban hành luật về hôn nhân đồng giới[57]

Cổng vào Singha Durbar, trụ sở của chính phủ Nepal tại Kathmandu

Hiến pháp Nepal hiện hành có hiệu lực vào ngày 20 tháng 9 năm 2015, thay thế cho hiến pháp lâm thời từ năm 2007. Hiến pháp là luật cơ bản của Nepal, nó xác định Nepal là một quốc gia đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa tôn giáo, đa văn hoá với nguyện vọng chung của nhân dân sống trong các khu vực địa lý đa dạng, cam kết và đoàn kết thông qua ràng buộc trung thành với độc lập quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, lợi ích và thịnh vượng của Nepal.Hiến pháp Nepal định nghĩa ba cơ quan của chính phủ,[58] Hình thức quản lý của Nepal sẽ là hệ thống nghị viện cộng hoà dân chủ liên bang đa đảng cạnh tranh, dựa theo đa số.

Chính phủ

Quyền lực hành pháp thuộc về Hội đồng Bộ trưởng, tổng thống sẽ bổ nhiệm thủ lĩnh của chính đảng chiếm đa số trong hạ nghị viện làm thủ tướng, người này đứng đầu Hội đồng bộ trưởng. Quyền lực hành pháp cấp tỉnh thuộc về Hội đồng Bộ trưởng cấp tỉnh, tỉnh tưởng thi hành quyền hành pháp trong trường hợp không có tổ chức hành pháp khi có tình huống khẩn cấp hoặc thực thi lệnh của liên bang. Mỗi tỉnh sẽ có một tỉnh trưởng, người này là đại biểu của chính phủ liên bang do tổng thống bổ nhiệm. Tỉnh trưởng sẽ bổ nhiệm thủ lĩnh của đảng chiếm đa số trong hội đồng cấp tỉnh làm thủ hiến và người này đứng đầu Hội đồng bộ trưởng cấp tỉnh.

Nghị viện liên bang gồm có hai viện là Chúng nghị viện (House of Representatives) tức hạ viện, và Quốc hội (National Assembly) tức thượng viện. Chúng nghị viện sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, trừ khi bị giải tán trước thời hạn. Chúng nghị viện gồm 275 đại biểu, trong đó 165 đại biểu được bầu ra từ 165 khu vực bầu cử phân theo địa lý và dân số, theo thể thức đa số đơn thuần; 110 đại biểu được bầu theo hệ thống đại diện tỷ lệ, do cử tri bầu theo danh sách đảng. Nhiệm kỳ của thành viên Quốc hội là sáu năm, gồm có 59 thành viên. Trong đó 56 người được bầu từ cử tri đoàn gồm thành viên hội đồng cấp tỉnh, chủ tịch cùng phó chủ tịch các làng và thị trưởng cùng phó thị trưởng, mỗi tỉnh đều có tám đại biểu, trong đó ít nhất phải có ba nữ giới, một người Dalit (tiện dân), một đại biểu khuyết tật hoặc thiểu số. Ba thành viên còn lại của Quốc hội do tổng thống bổ nhiệm theo khuyến nghị của chính phủ, và phải có ít nhất là một nữ giới.

Quyền lực tư pháp tại Nepal do các toà án và thể chế tư pháp khác thi hành, phù hợp với các điều khoản trong hiến pháp, các pháp luật và nguyên tắc tư pháp được công nhận khác. Hệ thống toà án Nepal gồm có Toà án tối cao, Toà án cấp cao, Toà án cấp huyện.

Ngoại giao - Quốc phòng

Nepal có quan hệ mật thiết với hai quốc gia láng giềng là Ấn Độ và Trung Quốc. Theo một hiệp định lâu dài, các công dân Ấn Độ và Nepal có thể qua lại quốc gia kia mà không cần hộ chiếu hoặc thị thực. Công dân Nepal có thể làm việc tại Ấn Độ mà không gặp hạn chế về pháp lý. Lục quân Ấn Độ duy trì bảy trung đoàn Gorkha gồm các binh sĩ hầu hết tuyển từ Nepal. Tuy nhiên, từ khi chính phủ Nepal do các phái cộng sản chi phối còn chính phủ Ấn Độ do phái hữu khuynh hơn kiểm soát, Ấn Độ tái vũ trang biên giới Ấn Độ-Nepal với lý do kiềm chế các tổ chức Hồi giáo xâm nhập.[59] Nepal thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc vào năm 1955, quan hệ giữa hai bên từ đó dựa trên 5 nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình. Nepal từng viện trợ Trung Quốc sau Động đất Tứ Xuyên 2008, và Trung Quốc cung cấp viện trợ kinh tế cho cơ sở hạ tầng của Nepal. Hai quốc gia hợp tác tổ chức rước đuốc Thế vận hội 2008 trên đỉnh Everest.[60] Nepal kiềm chế người Tây Tạng lưu vong biểu tình phản đối Trung Quốc.[61]

Lục quân Nepal bao gồm cả Cục Hàng không Lục quân. Lực lượng cảnh sát Nepal là lực lượng dân sự còn Lực lượng Quân cảnh Nepal[62] là lực lượng bán vũ trang. Phục vụ quân đội là tình nguyện, tuổi tối thiểu tuyển quân là 18. Phần lớn thiết bị quân sự được nhập khẩu từ Ấn Độ. Hoa Kỳ từng cung cấp các loại vũ khí như M16, M4 cho Nepal để chiến đấu với phiến quân cộng sản (Maoist). Súng trường tiêu chuẩn của Lục quân Nepal là Colt M16.[63] Theo quy định từ năm 2013 của Lục quân Nepal, nữ binh sĩ bị ngăn việc tham gia trong tình huống chiến đấu và chiến đấu tại tiền tuyến chiến tranh. Tuy nhiên, họ được phép tham gia lục quân trong các lĩnh vực như tình báo, bộ chỉ huy, tín hiệu.[64]

Hành chính

Đơn vị hành chính của Nepal (tỉnh và huyện).

Tính đến năm 2015, Nepal được chia thành 7 tỉnh và 75 huyện. Tồn tại bốn đô thị, 13 phó đô thị, 246 hội đồng đô thị và 481 hội đồng làng chính thức. Hiến pháp trao 22 quyền lực tuyệt đối cho các đơn vị địa phương, và họ chia sẻ 15 quyền nữa với chính phủ trung ương và cấp tỉnh.[65]

Tỉnh Số 1

1 – Huyện Bhojpur2 – Huyện Dhankuta3 – Huyện Ilam4 – Huyện Jhapa5 – Huyện Khotang

6 – Huyện Morang7 – Huyện Okhaldhunga8 – Huyện Panchthar9 – Huyện Sankhuwasabha10 – Huyện Solukhumbu

11 – Huyện Sunsari12 – Huyện Taplejung13 – Huyện Terhathum14 – Huyện Udayapur

Tỉnh Số 2

1 – Huyện Bara2 – Huyện Dhanusa3 – Huyện Mahottari

4 – Huyện Parsa5 – Huyện Rautahat6 – Huyện Saptari

7 – Huyện Sarlahi8 – Huyện Siraha

Tỉnh Số 3

1 – Huyện Bhaktapur2 – Huyện Chitwan3 – Huyện Dhading4 – Huyện Dolakha5 – Huyện Kathmandu

6 – Huyện Kavrepalanchok7 – Huyện Lalitpur8 – Huyện Makwanpur9 – Huyện Nuwakot10 – Huyện Ramechhap

11 – Huyện Rasuwa12 – Huyện Sindhuli13 – Huyện Sindhulpalchok

Tỉnh Số 4

1 – Huyện Baglung (phần phía đông)2 – Huyện Gorkha3 – Huyện Kaski4 – Huyện Lamjung

5 – Huyện Manang6 – Huyện Mustang7 – Huyện Myagdi8 – Huyện Nawalparasi (phía đông của Bardaghat Susta)

9 – Huyện Parbat10 – Huyện Syangja11 – Huyện Tanahu

Tỉnh Số 5

1 – Huyện Arghakhanchi*2 – Huyện Baglung (phần phía tây)3 – Huyện Banke4 – Huyện Bardiya5 – Huyện Dang Deukhuri

6 – Huyện Gulmi*7 – Huyện Kapilvastu8 – Huyện Nawalparasi (phía tây của Bardaghat Susta)9 – Huyện Palpa*10 – Huyện Pyuthan*

11 – Huyện Rolpa*12 – Huyện Rukum (phần phía đông)*13 – Huyện Rupandehi

Tỉnh Số 6

1 – Huyện Dailekh2 – Huyện Dolpa3 – Huyện Humla4 – Huyện Jajarkot

5 – Huyện Jumla6 – Huyện Kalikot7 – Huyện Mugu8 – Huyện Rukum (phần phía tây)

9 – Huyện Salyan10 – Huyện Surkhet

Tỉnh Số 7

1 – Huyện Achham2 – Huyện Baitadi3 – Huyện Bajhang

4 – Huyện Bajura5 – Huyện Dadeldhura6 – Huyện Darchula

7 – Huyện Doti8 – Huyện Kailali9 – Huyện Kanchanpur

* – các huyện được đề xuất chuyển sang Tỉnh Số 4 và Tỉnh Số 6

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Nepal http://www.budde.com.au/Research/Nepal-Telecoms-Mo... http://www.starobserver.com.au/soap-box/2009/06/16... http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003422.php http://www.aljazeera.com/news/2018/02/kp-sharma-ol... http://www.bbc.com/news/world-south-asia-12511455 http://edition.cnn.com/2007/WORLD/asiapcf/12/28/ne... http://www.cricketarchive.com/Archive/Grounds/93/g... http://www.economist.com/displaystory.cfm?story_id... http://ekantipur.com/2013/02/23/top-story/new-army... http://kathmandupost.ekantipur.com/news/2017-03-15...